TRICHODERMA FORTE
Chế phẩm vi sinh
Thành phần
Vi sinh vật tuyển chọn: 40x10^10 CFU
Công dụng
-
Ủ phân giải các phụ phế phẩm nông nghiệp (vỏ cà phê, rơm rạ, phân chuồng...) tạo thành phân hữu cơ sinh học.
-
Phòng chống bệnh do nấm hại vàng lá, thôi củ, thổi rễ.
-
Đối kháng một số loại nấm bệnh: Phytophthora sp., Fusarium sp., Rhizoctonia solani, Sclerotium sp., Pythium sp., Verticillium sp, tác nhân gây bệnh héo rũ, héo dây, vàng lá, lở cổ rễ...
-
Phòng ngừa đặc hiệu bệnh chết nhanh, chất chậm.
-
Phòng chống các loại vi khuẩn nấm bệnh trong phế phẩm nông nghiệp, phân chuồng, đất và rễ cây.
-
Cung cấp tập đoàn vi sinh vật có lợi vào đất, cắt các liên kết keo đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, màu mỡ...
NẤM TRICHODERMA LÀ GÌ?
Nấm Trichoderma (tên khoa học: Trichoderma spp.) là một chủng nấm thuộc họ Hypocreaceae, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến nhất ở các vùng đất ẩm ướt và giàu hữu cơ. Nấm đối kháng Trichoderma được xác định có tới 33 loài, hầu hết đều vó khả năng sinh ra kháng sinh ức chế và tiêu diệt nấm bệnh, diệt tuyến trùng trong đất. Nấm Trichoderma có thể sinh sống trong đất hoặc trên các vật liệu hữu cơ như rễ cây, mùn, phân chuồng… Nấm Trichoderma sinh sản vô tính bằng cách tạo ra các bào tử màu xanh lá cây hoặc vàng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nấm Trichoderma được biết đến là một loại nấm có lợi cho cây trồng với khả năng đối kháng cao với các loại nấm gây bệnh. Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma dựa trên việc tiết ra các enzyme có khả năng phá hủy lớp vỏ tế bào của các loại nấm gây bệnh, sau đó ký sinh vào bên trong và tiêu diệt chúng. Ngoài ra, nấm Trichoderma còn chiếm lĩnh không gian và nguồn dinh dưỡng của các loại nấm gây bệnh, làm giảm khả năng sinh trưởng và lây lan của chúng.
TÁC DỤNG
Nấm Trichoderma được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp bởi những lợi ích thiết thực mà chúng mang lại cho cây trồng và rau màu
01
Phòng và trị hiệu quả các bệnh do nấm
Phòng và trị hiệu quả các bệnh do nấm gây ra trên cây trồng và rau màu, như bệnh chết nhanh chết chậm (Fusarium wilt), bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia root rot), bệnh xì mủ (Pythium root rot), bệnh thối rễ (root rot), bệnh sương mai (powdery mildew), bệnh đốm lá (leaf spot)…
03
Xây dựng tập đoàn vi sinh có lợi
Cộng sinh tốt với các loại vi sinh vật có lợi trong đất, như vi sinh vật phân giải lân (phosphate solubilizing bacteria), vi sinh vật cố định đạm (nitrogen fixing bacteria), vi sinh vật sản xuất axit humic (humic acid producing bacteria)…
02
Phân hủy tàn dư thực vật
Phân giải phụ phế phẩm nông nghiệp và các vật liệu hữu cơ trong đất, giúp giải phóng các nguyên tố đa trung vi lượng có lợi cho cây trồng như nitơ (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg)…
04
Tạo mùn tơi xốp đất
Cải thiện độ tơi xốp của đất, giúp không khí lưu thông tốt hơn, giảm sự tích tụ của nước và muối trong đất.
CÁCH SỬ DỤNG TRICHODERMA FORTE
-
DÙNG ĐỂ Ủ CÁC PHỤ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP:
1kg ủ 1 - 2 m3 phế phẩm nông nghiệp, phân chuồng, vỏ cà phê, rơm rạ...
- Bước 1: Rải nguyên liệu thành từng lớp dày 10 đến 15 cm.
- Bước 2: Hòa chế phẩm vào nước sau đó tưới đều lên bề mặt nguyên liệu.
- Bước 3: Lặp đi lặp lại các bước trên cho đến khi tạo thành đống nguyên liệu có độ cao từ 1 - 1,5m, chiều rộng 1,5 m, chiều dài tối thiểu 1,5 m.
- Bước 4: Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu (nằm trong tay thấy rịn nước là được).
- Bước 5: Phủ bạt để giữ độ ẩm.
- Bước 6: Sau 5- 7 ngày kiểm tra và đảo đống ủ.
- Bước 7: Sau 20-40 ngày nguyên liệu khoai mục (tùy theo nguyên liệu và độ ẩm) có thể dùng được.
Chú ý: 1 kg ủ 1-3m3 nguyên liệu, nhưng muốn nguyên liệu tốt hơn có thể rải chế phẩm vi sinh nhiều hơn. Để giữ độ ẩm nguyên liệu tưới nước định kỳ 7 - 10 ngày một lần.
-
DÙNG PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ NẤM BỆNH GÂY HẠI:
Bón trực tiếp cho cây trồng liều lượng hiệu quả 1 kg/ 1000m2 pha nước tưới hoặc rải trực tiếp vào gốc.
- Có thể pha, trộn chung chế phẩm vi sinh TRICHODERMA FORTE với phân hữu cơ vi sinh để xử lý.
Chú ý: nếu rải trực tiếp cần tưới giữ ẩm sau khi rải. Không dùng chung TRICHODERMA FORTE với các loại thuốc gốc đồng, nước chứa Clo, thuốc trị nấm và các thuốc BVTV khác.
- Nếu chọn bón trực tiếp để phòng ngừa nấm bệnh gây hại và côn trùng thì phải sử dụng định kỳ 1 tháng 1 lần để tăng mật độ nấm hữu ích.
- Cách ly, không dùng chế phẩm cho ruộng dâu nuôi tằm.