KỸ THUẬT CHĂM SÓC NHÃN THỜI KỲ RA HOA, ĐẬU QUẢ, CHỐNG RỤNG QUẢ NON CHO NHÃN
top of page

KỸ THUẬT CHĂM SÓC NHÃN THỜI KỲ RA HOA, ĐẬU QUẢ, CHỐNG RỤNG QUẢ NON CHO NHÃN

Nhãn là một cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao. Để năng suất, chất lượng quả ổn định qua từng vụ bà con nên chăm sóc đúng kỹ thuật, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng và chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch, điều tiết và hãm lộc đông, hướng dẫn nhà vườn chăm sóc cây nhãn thời kỳ ra hoa đậu quả non, giải pháp chống rụng quả cho nhãn...


1.Chăm sóc cây nhãn thời kỳ sau thu hoạch (cắt tỉa và bón phân)


1.1 Cắt tỉa, sửa tán, tạo tán thông thoáng, hạ độ cao tán


Nhãn là cây ăn quả có đặc tính ra hoa ở đầu cành (khác với cây có múi có thể hoa phát triển từ nách lá). Do đó sau khi thu hoạch nhà vườn nên tiến hành cắt tỉa ngay (càng sớm càng tốt, nhất là đối với nhãn muộn). Cắt tỉa tán càng thông thoáng càng tốt, loại bỏ các cành vô hiệu, cành tăm khô, cành vượt, mỗi cành chỉ nên để từ 1-2 đọt tùy sức sinh trưởng của cành đó. Cắt tỉa là biện pháp cực kỳ quan trọng sau mỗi vụ thu hoạch, quyết định đến năng suất, chất lượng quả vụ sau.


Cắt tỉa, sửa tán sau mỗi thu hoạch cần đảm bảo mục tiêu: Tạo cho tán thông thoáng, ánh sáng có thể chiếu vào bên trong tán(tán mở), loại bỏ cành vô hiệu, hạ chiều cao tán, các vết cắt tỉa cần gọn, sắc, tránh dập đầu cành. Sau quá trình cắt tỉa nhà vườn tiến hành khâu bón phân phục hồi cây, thúc lộc thu phát triển (đây chính là cành mẹ sẽ ra hoa vào vụ xuân năm sau).


Lưu ý: Việc cắt tỉa là tạo cho cây có bộ tán thông thoáng, khỏe mạnh, trẻ hóa cành lộc mẹ, hạ thấp chiều cao tán, thúc đẩy cành thu phát triển (chính là cành mẹ ra hoa vào vụ xuân năm sau). Do đó việc làm này cần triển khai sớm ngay sau thu hoạch.


1.2 Bón phân cho cây nhãn sau thu hoạch


Sau khi kết thúc quá trình cắt tỉa bà con bón phân phục hồi sức sinh trưởng cho cây. Sau một mỗi vụ thu hoạch, nhãn thường bị đuối sức do nuôi nhiều chùm quả trên cây (cây thường bị yếu sau thu hoạch). Do đó bà con cần bón phân phục hồi sức sinh trưởng cho cây, kết hợp tưới nước duy trì độ ẩm với mục đích thúc lộc thu, hoàn thiện phát triển cành mẹ (ít nhất 2 lớp lộc, cây khỏe có thể được 3 lớp lộc trước khi cây bước vào giai đoạn ngủ nghỉ tích lũy dinh dưỡng đầu cành, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa).


Trước khi bón phân bà con cần xẻ rãnh, cuốc rễ xung quanh hình chiếu tán cây, phá váng vùng rễ, giúp đất tơi xốp, tăng cường trao đổi khí, sau đó bà con tiến hành bón phân như sau (tính trên mỗi gốc cây):


+ Phân bón hữu cơ rong biển TENABIO RB, 500ml pha với 50 lít nước tưới 1 gốc, bổ sung chất dinh dưỡng và chất kích thích sinh học từ rong biển cho cây.





Trang trại SO-farm Mộc Châu sử dụng Phân bón hữu cơ rong biển TENABIO RB năm 2022


+ Phân Lân đơn: 1-2,5kg/cây (tùy tuổi cây, đường kính tán)

+ Bổ sung NPK tổng hợp (loại chuyên dùng, lượng bón theo hướng dẫn và theo tỷ lệ NPK ghi trên bao bì, chú ý hàm lượng đạm và lân cao hơn Kali)

Các loại phân bón dạng rắn trên nên trộn đều với nhau và trộn đều với đất trước khi bón lấp rãnh đã cuốc trước đó rồi tiến hành tưới nước duy trì ẩm độ phù hợp(không để đất quá khô).

Lưu ý: nếu đất chua có thể bón thêm vôi xung quanh gốc. Việc cắt tỉa, bón phân cho cây cần được triển khai sớm, tập trung, kết thúc nhanh, không bón kéo dài.

Ngoài ra bà con cần phun rửa vườn, loại bỏ nấm bệnh trước khi cây bật lộc thu.


2. Chăm sóc cây nhãn thời kỳ thúc lộc thu, nuôi dưỡng lộc thu, phát triển cành thu hoàn thiện (cành mẹ năm sau)

Sau khi cắt tỉa và bón phân các mầm lộc cành thu sẽ phát triển. Khi lộc non phát triển bà con cần chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị sâu bệnh hại.


Phun thúc lộc thu sau quá trình cắt tỉa và bón phân gốc như sau: Dùng 1kg Phân bón lá PGP pha với 250-300 lít nước phun đều tán lá. Phun mỗi lần cách nhau 21-28 ngày.


Khi cây nhãn bắt đầu phát triển lộc non bà con thường phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp như: nhện, nhóm côn trùng chích hút, rầy chổng cánh, rệp, ròi đục nõn, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh cháy bìa lá... Nếu sử dụng Phân bón lá PGP, bà con sẽ giảm được chi phí và công phun thuốc vì cây được tăng sức kháng, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất thuận.


3. Chăm sóc cây nhãn thời kỳ hãm lộc đông, ủ mầm hoa


Sau khi lộc thu phát triển hoàn thiện (già cành), từ tháng 10-11 bà con không bón phân, tưới nước. Lúc này cần chủ động hãm lộc đông, đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ. Thời gian ngủ nghỉ của cây nhãn tùy theo giống, thông thường để cây phân hóa mầm hoa đều, mầm hoa khỏe cần thời gian ngủ nghỉ từ 50-60 ngày (trước khi phân hóa mầm hoa). Các cành lộc thu trên cây ngủ nghỉ tích lũy đủ về “chất” nó mới đủ điều kiện chuyển hóa sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực(phân hóa mầm hoa).


Điều kiện cần và đủ để đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ: Xiết khô nước (không tưới nước), nhiệt độ thấp từ 12oC đến dưới 20oC, thời tiết hanh khô, cành thu già hóa (đã thành thục). Chính vì vậy giai đoạn từ tháng 10-11 âm lịch (nửa đầu tháng 12 trở lại) bà con không được bón phân, tưới nước. Tuy nhiên những năm rét mu, nhiệt độ trung bình tháng cao, mưa kéo dài thường tiềm ẩn nguy cơ bật lộc đông. Do đó nhà vườn cần chủ động điều tiết sinh trưởng lộc, chủ động hãm lộc đông. Các biện pháp hãm lộc đông bao gồm:


+ Khoanh vỏ cành cấp 1(tiện vỏ cây)

+ Xiết nước

+ Phun phân bón lá PGP 2 lần vào đầu tháng 10 và 11.


4. Chăm sóc cây nhãn thời kỳ phân hóa mầm hoa


Sau giai đoạn nhãn ngủ nghỉ tích lũy dinh dưỡng đầy đủ, chúng sẽ bước vào thời kỳ phân hóa mầm hoa và phát triển mầm hoa. Thời kỳ này nhà vườn chú ý quản lý sâu bệnh chủ động (sâu tơ, sâu đo, sâu đục quả, nhện, rệp), phun trước khi nở hoa.


Phun dưỡng mầm hoa, giúp hoa to khỏe, phòng trị bệnh, Thúc đẩy và kích thích phân hóa mầm hoa: Dùng 1kg phân bón lá PGP hòa với 250-300 lít nước phun đều tán lá, phun 2 lần, cách nhau 15-20 ngày/lần. Chú ý duy trì độ ẩm đất thời kỳ phát triển mầm hoa (thời kỳ hoa nở rộ, đậu quả non giảm nước tưới nhưng vẫn duy trì độ ẩm đất 70-80%). Thiếu nước hoặc quá thừa ẩm đất đều ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn và đậu quả.


5. Chăm sóc cây nhãn thời kỳ hoa nở rộ, đậu quả non





Dùng TENABIO RB cho tỉ lệ đậu trái cao hơn, trái phát triển nhanh, lớn và đồng đều hơn


Nhãn ra hoa dạng chùm hoa đầu cành, trên mỗi chùm hoa thường có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tùy vào điều kiện thời tiết tỷ lệ hoa nở sẽ khác nhau và không đồng thời trong cùng một thời điểm. Thông thường nhãn bắt đầu nở hoa vào 5-10/2 âm lịch (±10-15 ngày, tùy điều kiện thời tiết từng năm). Tỷ lệ hoa đực trên chùm hoa chiếm cao nhất (60-73%), còn lại là hoa cái và hoa lưỡng tính. Thường thì hoa đực sẽ nở trước hoa cái và hoa lưỡng tính từ 5-10 ngày. Sau khi cánh hoa đực teo hết đến lượt hoa cái, hoa lưỡng tính sẽ nở rộ. Tỷ lệ đậu quả rất cao đối với các hoa cái. Chính vì vậy bà con cần tập trung chăm sóc thời kỳ này (hạn chế các yếu tố bất lợi từ thời tiết tác động đến quá trình thụ phấn của hoa cái). Các giải pháp kỹ thuật chăm sóc thời kỳ này chủ yếu là tăng tỷ lệ đậu, hạn chế rụng quả non. Dùng 1kg phân bón lá PGP hòa với 250-300 lít nước phun đều tán lá, phun 2 lần, cách nhau 15-20 ngày/lần.


Chúc bà con chăm sóc tốt cho cây nhãn thời kỳ ra hoa, đậu quả và thành công với các sản phẩm của Công ty TENABIO VIỆT ĐỨC!

Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0888.96.8585 để được giải đáp.

TENABIO - Công nghệ cao cho Nông nghiệp hữu cơ

MÔ HÌNH PGP

bottom of page