CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH ĐÚNG CÁCH
top of page

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH ĐÚNG CÁCH

Cũng như tất cả các loại cây ăn trái lâu năm khác, sau mỗi vụ thu hoạch, cây sầu riêng cần được chăm sóc tốt để phục hồi sức khỏe, chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.


Sau khi hoàn thành một mùa vụ, cây sầu riêng đã bị suy yếu, kiệt sức bởi cây đã phải dốc toàn lực để làm bông và nuôi trái suốt một thời gian dài. Kèm theo đó cây phải chịu những ảnh hưởng từ việc bị cắt nước để làm bông, nhiễm các hóa chất kích thích sinh trưởng, ngộ độc phân vô cơ, phải mang quá nhiều trái so với năng lực nuôi dưỡng, mỗi lần cắt tỉa tạo nên một vết thương cho cây,…


Để cây có thể hồi phục tốt, khỏe mạnh thì nhà vườn cần có một chế độ chăm sóc sau thu hoạch hợp lý.


Chăm sóc cây sau thu hoạch, không nhất thiết phải là sau khi đã hoàn tất việc thu trái trên cây mới bắt đầu thực hiện. Việc phục hồi cây có thể tiến hành ngay trong giai đoạn thu trái đợt cuối vì giai đoạn này cây đã yếu, cần được hỗ trợ. Nếu sau thu hoạch mà để quá lâu thì thời gian sẽ không đủ cho cây hồi sức trở lại và không kịp chuẩn bị cơi lá cho vụ tiếp theo.


Các bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch:


1. Bổ sung dinh dưỡng cho cây

Bổ sung dinh dưỡng cho sầu riêng sau thu hoạch với phân hữu cơ rong biển TENABIO RB và phân bón lá PGP - Nhập khẩu từ CHLB Đức


Thời điểm này, cây đã hoàn toàn cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong thân, do đó nhà vườn cần lập tức bổ sung dinh dưỡng cho cây.


Khoảng 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch lần cuối cùng nhà vườn tiến hành bón phân hữu cơ TENABIO RB cho cây.


Cách bón: Pha 1 lít TENABIO RB với 100-200 lít nước sạch, tưới mặt xung quanh theo hình chiếu của tán cây, cách gốc 40cm.


Lưu ý: tránh làm đứt rễ vì trái vẫn đang còn trên cây.


Sau khi thu hoạch xong, nhà vườn bón Phân bón lá PGP - nhập khẩu từ CHLB Đức để bổ sung dinh dưỡng qua lá , giảm stress, kích thích phát triển chồi, cân bằng dinh dưỡng và giảm áp lực cho bộ rễ.


2. Chăm sóc bộ rễ

Rễ là cơ quan chịu trách nhiệm hấp thu nước và dinh dưỡng để nuôi dưỡng cây. Sau thời gian hoạt động hết công suất để nuôi cây nuôi quả bộ rễ bị già đi và chịu nhiều thương tổn.


Do đó nhà vườn cần chăm sóc lại bộ rễ, rễ có khỏe thì cây mới khỏe. Sử dụng TENABIO RB giúp kích thích hệ thống rễ phát triển, ra nhiều rễ non mới, giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.


3. Xử lý nấm bệnh

Xử lý nấm bệnh là việc làm mà các nhà vườn tuyệt đối không được bỏ qua trong quy trình chăm sóc cây sau thu. Bởi giai đoạn này sức đề kháng của cây trồng rất kém, dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, những vết thương do quá trình thu hoạch trái cũng mở đường cho nấm khuẩn tấn công cây.


Xử lý nấm đất


Đất là nơi tập trung các loài nấm khuẩn gây bệnh nguy hiểm trên sầu riêng như Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia Solani,… Do đó, sau khi thu hoạch, nhà vườn cần đưa vào đất các chủng nấm đối kháng có khả năng cạnh tranh và tiêu diệt các loài nấm gây bệnh.


Xử lý nấm trên thân cành lá


Trên thân cành lá của cây có rất nhiều nấm khuẩn gây bệnh tồn tại cũng như rong rêu, vậy nên nhà vườn cần kết hợp phun xử lý trên lá để tẩy rửa sạch các mầm bệnh này. Khi phun tẩy rửa vườn cần phun ướt đẫm thân cành lá.


4. Cắt tỉa cành

Đối với cây sầu riêng chỉ nên cắt tỉa những cành khô, cành bệnh, cành tăm ốm yếu.


5. Cải tạo lại nền đất

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng và xử lý nấm bệnh, nhà vườn cũng không được quên việc cải tạo lại nền đất. Chỉ khi đất khỏe, tơi xốp, màu mỡ thì rễ cây mới phát triển tốt, cây mới đủ dinh dưỡng và sức khỏe để làm bông nuôi trái.


Giai đoạn sau thu hoạch là giai đoạn quyết định đến sức khỏe của cây trồng và năng suất, chất lượng của mùa vụ tiếp theo. Do đó nhà vườn cần chăm sóc cây kỹ lưỡng, đúng cách để cây có năng lượng tốt nhất trước khi bước vào một vụ mùa mới.


-Tổng Hợp-

MÔ HÌNH PGP

bottom of page